Bộ GTVT vừa có báo cáo gửi Chính phủ,ộGTVTđềxuấttỉđồngngânsáchmualạidựáquay lén đề xuất giải pháp xử lý vướng mắc tại một số trạm thu phí BOT. Trong tổng số hơn 70 dự án BOT do Bộ GTVT quản lý, bộ này rà soát, phối hợp với các cơ quan, bộ, ngành, địa phương, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, đã thống nhất giải pháp xử lý được 14 trạm thu phí đưa vào hoạt động bình thường.
Dự án BOT QL3 Thái Nguyên bị "treo" nhiều năm nay vẫn chưa xử lý được |
hồng phương |
Tuy nhiên, vẫn còn 4 trạm thu phí BOT chưa xử lý bất cập nên chưa được thu phí, gồm: trạm thu phí La Sơn - Túy Loan, trạm thu phí Bỉm Sơn, trạm thu phí QL3 và trạm thu phí trên QL91.
Theo Bộ GTVT, thời gian qua dù đã phối hợp với các địa phương và cơ quan liên quan nghiên cứu nhiều giải pháp xử lý, tháo gỡ khó khăn cho các trạm thu phí, dự án BOT kể trên, nhưng đều không bảo đảm hiệu quả về tài chính và tính khả thi để triển khai thực hiện.
Về hướng xử lý, Bộ GTVT kiến nghị không sử dụng trạm thu phí La Sơn - Túy Loan để hoàn vốn cho dự án xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả; bổ sung vốn nhà nước (khoảng 2.280 tỉ đồng) để hỗ trợ cho dự án.
Đối với tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan, giao Bộ GTVT phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng đề án thu phí trình cấp có thẩm quyền thông qua để thu hồi vốn nộp ngân sách nhà nước.
Đối với trạm thu phí Bỉm Sơn(hoàn vốn cho đường vành đai phía tây TP.Thanh Hóa đoạn Km0 - Km6), Bộ GTVT đã phối hợp với tỉnh Thanh Hóa nghiên cứu phương án di dời về tuyến tránh phía tây để hoàn vốn.
Tuy nhiên, do hiện tại lưu thông theo hướng Bắc - Nam qua khu vực TP.Thanh Hóa đã có tuyến tránh phía đông và tuyến QL1, nếu tổ chức thu phí trên tuyến tránh phía tây thì các phương tiện sẽ lựa chọn lưu thông trên tuyến tránh phía đông và QL1 để không phải mất phí.
Bên cạnh đó, trên tuyến tránh phía tây trong phạm vi dự kiến đặt trạm thu phí có tới 16 vị trí giao cắt với các đường ngang, các phương tiện có thể sử dụng để tránh phải mất phí. Do vậy, phương án di dời trạm Bỉm Sơn về tuyến tránh phía tây để hoàn vốn không khả thi.
Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị phương án chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, đồng thời bố trí vốn ngân sách nhà nước (khoảng 920 tỉ đồng) để thanh toán cho nhà đầu tư.
Về trạm thu phí QL3(hoàn vốn cho dự án BOT xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới và cải tạo, nâng cấp QL3 đoạn Km75 - Km100), Bộ GTVT cũng đã phối hợp với địa phương tiếp tục nghiên cứu kỹ các phương án xử lý bất cập.
UBND tỉnh Thái Nguyên đã thống nhất đề nghị Bộ GTVT báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo phương án chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, bố trí vốn nhà nước (khoảng 3.250 tỉ đồng) để thanh toán cho doanh nghiệp dự án.
Về trạm thu phí trên QL91 (hoàn vốn cho dự án BOT cải tạo, nâng cấp QL91 đoạn Km14 - Km50+889), theo Bộ GTVT, quá trình xử lý bất cập tại trạm T2, Bộ GTVT đã phối hợp với địa phương nghiên cứu phương án xóa bỏ trạm T2 và bố trí vốn nhà nước thanh toán phần đầu tư bổ sung. Nhà đầu tư tiếp tục thu phí tại trạm T1 để hoàn vốn cho dự án BOT cải tạo, nâng cấp QL91 đoạn Km14 - Km50+889 như hợp đồng BOT ban đầu.
Tuy nhiên, phương án này không khả thi do trong khu vực dự án đã phát sinh các tuyến đường song hành, các tuyến kết nối, các phương tiện được sử dụng không mất phí nên dẫn đến phân chia lưu lượng, không bảo đảm hiệu quả tài chính.
Trên cơ sở nghiên cứu kỹ các phương án, Bộ GTVT và UBND TP.Cần Thơ thống nhất kiến nghị Chính phủ cho phép chấm dứt hợp đồng trước hạn, bố trí ngân sách nhà nước (khoảng 1.879 tỉ đồng) để thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.
Ngoài ra, với 4 dự án BOT sụt giảm doanh thu lớn, phá vỡ phương án tài chính, bao gồm dự án BOT đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Km1.738 - Km1.763, Bộ GTVT đề nghị bố trí khoảng 703 tỉ đồng để hoàn trả cho doanh nghiệp BOT.
Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Thái Hà, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và bố trí vốn 2.049 tỉ đồng ngân sách để thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.
Dự án BOT cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc, Bộ GTVT cũng đề nghị chấm dứt hợp đồng và bố trí ngân sách khoảng 612 tỉ đồng thanh toán cho nhà đầu tư cũng như hoàn trả vốn vay của UBND tỉnh Bình Dương.
Với dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Việt Trì - Ba Vì, chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn và bố trí khoảng 1.422 tỉ đồng ngân sách để thanh toán cho nhà đầu tư.
Đáng chú ý, theo Bộ GTVT, hiện nay luật Đầu tư công chưa có quy định sử dụng vốn đầu tư công để thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
Đồng thời, xét về giải pháp tổng thể để xử lý dứt điểm những vướng mắc, bất cập tại các dự án BOT nêu trên cần bố trí vốn ngân sách nhà nước khoảng 13.115 tỉ đồng, theo quy định của pháp luật về đầu tư công, để có cơ sở thực hiện, Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
Về nguồn vốn thanh toán, Bộ GTVT cũng kiến nghị xem xét, cân đối từ nguồn vượt thu ngân sách nhà nước năm 2022 và từ các nguồn vốn tăng thu, tiết kiệm chi hàng năm trong giai đoạn 2021 - 2025 để thanh toán chi phí hợp lý cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.